Cờ Vây hiện đã phát triển trên phạm vi thế giới mà đại diện là Hiệp hội cờ vây nghề nghiệp dư thế giới với 55 thành viên ở hầu hết các châu lục á, Âu, Phi, Mỹ, úc mà Việt Nam chúng ta là một trong 5 thành viên mới nhất. Hàng năm, trên thế giới đều có nhiều giải vô địch cờ Vây cho mọi đối tượng thi đấu, chuyên nghiệp hoặc nghiệp dư, nam hoặc nữ. Hôm nay, hãy cùng Kisugame tìm hiểu qua Cờ Vây chơi như thế nào cơ bản nhất nhé.
➣ Các thuật ngữ trong Cờ Vua cần nắm rõ nếu muốn trở thành master
➣ Game cờ cá ngựa 4 người chơi là gì ? Tựa game dân gian quốc dân
➣ Game cờ tỷ phú Doremon sự thú vị không thể cưỡng lại
Chơi cờ Vây là một hoạt động rất có ích, nó không chỉ làm phong phú sinh hoạt văn hoá của mọi người, mà còn giúp người ta rèn luyện tư duy, tăng cường ý chí. Hiện nay, ở một số nước mà cờ Vây rất phát triển, người ta đã thí nghiệm đưa cờ Vây vào chương trình giáo dục tiểu học và đã có hiệu quả tốt.
Cờ vây là gì
Cờ Vây là một loại văn hoá cổ điển phương Đông, là một trong tứ cổ điển: “Cầm, Kỳ, Thi, Hoạ ” đến nay đã có lịch sử 2, 3 ngàn năm. Ngay từ thời Xuân thu Chiến Quốc, cờ Vây đã rất hưng thịnh. Truyền thuyết kể rằng: ban đầu, cờ Vây do vua Nghiêu sáng tạo, để dạy con là hoàng tử Đan Chu, về sau đã trở nên phổ biến trong mọi tầng lớp. Vì có nhiều ích lợi, cờ Vây được lưu truyền rộng rãi và đến nay cũng chưa hề mai một.
Từ Trung Quốc, cờ vây được phổ biến tới Triều Tiên, sang Nhật Bản- nơi mà nó được ngưỡng mộ và đặt ở địa vị cao quý “Đạo” (Cờ Vây tiếng Nhật là IGO phiên âm của chữ hán Kỳ Đạo) nó cũng từng qua Việt Nam và xuất hiện trong thơ của nhà thơ Nguyễn Xưởng (đời Trần) như câu:
Vi kỳ nhàn đắc địa,
Đối tửu tuý vi hương.
(Chơi cờ vây, nhàn là nơi đắc địa,
Uống rượu với bạn, say là quê nhà.)
(bài thơ “Thôn quê”)
Và một số câu trong truyện Kiều của Nguyễn Du:
“Bàn tơ điểm nước ”
Đặc biệt trong giai thoại trạng cờ Nguyễn Huyên giúp vua chơi cờ với sứ Tàu bằng cách cho ánh nắng rọi qua lọng để chỉ nước cho nhà vua và chiến thắng sứ Tàu cũng là mô tả cách chơi cờ Vây. Điều này chứng tò cờ Vây có mặt ở Việt nam từ rất lâu và có thời kỳ đã phổ biến ở hầu khắp các nơi (cung đình cũng như nông thôn).
Nhưng ở Việt Nam cũng như Trung Quốc, có những lúc tình hình kinh tế chính trị biến đổi lớn lao, các cuộc chiến tranh phong kiến liên tiếp nổ ra ảnh hưởng lớn tới đời sống nhân dân nên các phương diện văn hoá cũng có sự thay đổi, và cờ Vây không tránh khòi xu hướng chung, có lúc đã mai một (ở Trung Quốc là do khủng hoảng thời kỳ Chiến tranh nha phiến – 1840).
Gần đây (từ trước cách mạng Văn hoá), cờ Vây đã được trấn hưng ở Trung Quốc với sự ủng hộ của cố Thủ tướng Chu Ân Lai, Phó thủ tướng Trần Nghị nên trình độ cờ của các kỳ thủ Trung quốc đã đuổi kịp kỳ giới Nhật Bản. Trên thế giới, cờ Vây ngày càng phát triển mạnh, đến nay đã có 36 triệu người yêu thích môn cờ này (thống kê của hiệp hội cờ Vây nghiệp dư thế giới)
Bàn cờ, quân cờ
Bàn cờ hình vuông, tạo thành từ 19 đường ngang và 19 đường dọc, tất cả 361 giao điểm (từ đây gọi tắt là điểm). Quân cờ đặt xuống tại các giao điểm ấy, ở biên, góc hay giữa bàn đều được. Trên bàn lại có 9 chấm đen nhò, các chấm đen này có tác dụng gì? Bởi bàn cờ quá lớn, đường thắng cũng nhiều, vẽ các điểm này để người chơi dễ nhận biết phương hướng vị trí.
Điểm ở chính giữa bàn gọi là “thiên nguyên” 8 điểm ở 4 phía xung quanh là các sao biên và sao góc, Vị trí ở gần vùng giữa bàn gọi là “cao”, vị trí gần biên và góc là “thấp”. Đường biên tính là đường số 1(A), tiếp theo là đường số 2 (B), rồi số 3 (C), số 4 (D), từ đường thứ 5 vào trung tâm không cần phân nữa vì đều ở vị trí cao cả.
Quân cờ phân làm 2 màu đen và trắng, đen 181 quân, trắng 180 quân, công 2 bên được 361, đúng số điểm trên bàn.
Quy tắc
Khi đặt quân cần đặt tại giao điểm, quân cờ đặt xuống rồi không di chuyển trên bàn nữa. Đen đi trước mỗi người hạ một quân,… cuối cùng, tính xem bên nào chiếm được nhiều giao điểm hơn (nhiều lãnh thổ hơn) bên đó thắng.
Trên đây chỉ là khái niệm chung chung, tiếp theo xin bàn bạc cụ thể. 6 thuật ngữ:
Khí
Khí: Giao điểm trống nằm ngay cạnh quân cờ gọi là khí của quân cờ đó.
Các dấu x là khí của quân cờ. Quân đứng ở giữa bàn có 4 khí, đứng ở biên có 3 khí, đứng ở góc có 2 khí (h1)
Vi dụ: (h2) Đếm thử xem các đám quân trong hình, mỗi đám có mấy khí?
Đáp: 4 quân ở giữa có 9 khí, 3 quân nằm sát biên có 5 khí.
(h3) Tính thử xem, quân đen mỗi đám có mấy khí?
Đáp: 4 quân ở giữa bàn có 5 khí, 4 quân ở góc bàn có 3 khí.
Nối
Đặt một quân cờ xuống bàn mà có thể nối liền 2 quân hoặc 2 đám quân thành 1
đám quân liền, gọi là “nối”.
(h4) Các quân đen 1 đều gọi là nối
Cắt
Đặt một quân mà có thể chia quân đối phương thành 2 đám riêng rẽ gọi là “cắt”.
(h5) Các quân đen 1 đều gọi là cắt.
Đánh bắt
Chúng ta đặt một quân khiến quân đối phương chỉ còn 1 khí cuối cùng (trước đó đối phương có ít nhất 2 khí) nước cờ đó gọi là “đánh bắt” hoặc “gọi bắt” (ta gọi tắt là “đánh”)
(h6) các quân đen 1 đều gọi là đánh.
“Đánh” là tín hiệu cảnh cáo, ý nghĩa là đối phương chỉ có một khí cuối cùng. Bên bị dánh nên nghĩ đến nguy hiểm của chính mình.
Kéo dài
Đặt một quân ngay cạnh quân mình sang ngang hay lên xuống 1 đường gọi là kéo dài.
(h7) Các quân đen 1 đều gọi là kéo dài.
(h8) 2 quân đen bị trắng đánh, đã gặp nguy hiểm, nên có biện pháp gì?
(h9) đen 1 kéo dài, chỉ cần quân cứu viện này, đen đã thoát khòi nguy hiểm.
Ăn
Sau khi chúng ta đặt một quân, làm cho quân của đối phương ở trạng thái không còn khí nào, ta được phép nhặt hết những quân ấy của đối phương ra ngoài. Như thế gọi là “ăn”.
(h10) Các quân đen 1 đều gọi là “ăn”.
(h11) thử xem quân nào bị ăn phải nhặt ra sau khi đen 1 đi.
(h12) trả lời là: 2 quân ở giữa bàn và 3 quân ở góc trên bên phải hết khí bị bò ra ngoài, 3 quân ở biên bên phải vẫn còn 1 khí được để nguyên.
(h13) 4 quân đen và 4 quân trắng đều bị vây, chỉ còn một khí ở điểm A. Bây giờ ai được quyền ăn? Đáp: Nếu đen đi, có thể đặt ở điểm A ăn quân trắng. Nếu trắng đi, cũng có thể đặt ở điểm A ăn đ.
(h14) đen đi trước, nên đi ở chỗ nào?
(h15) đen đặt quân đen 1, ăn 2 quân trắng, trắng lại dặt ở vị trí quân đen ∆ ăn 1 quân đ, kiểu biến hoá này gọi là “ăn 2 trả 1”