Valorant là một cái tên mà có lẽ dạo gần đây, đã không còn xa lạ với những game thủ. Nó phá vỡ những kỷ lục về stream ở trên nền tảng phát trực tuyến lớn nhất thế giới. Nhưng bên cạnh đó trò chơi game bắn súng này cũng đã nhận được không ít những lời chỉ trích. Không chỉ về bản thân tựa game mà còn ở hệ thống chống hack của Valorant. Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng đánh giá và tìm hiểu những vấn đề xoay quanh tựa game bắn súng sinh tồn siêu hot đang được đánh giá sẽ soái ngôi CS:GO nhé
- Game bắn súng Valorant là gì? Giới thiệu gameplay và cách chơi cơ bản nhất
- Valorant – Nhân vật và Kỹ năng trong game bắn súng siêu hot (P1)
- Valorant – Nhân vật và Kỹ năng trong game bắn súng siêu hot (P2)
Chiến lược marketing rầm rộ của Riot
Thường thì những tựa game chưa được phát hành chính thức sẽ không nhận được quá nhiều sự chú ý, nhưng bởi đây là một tựa game của Riot, nên thật không bất ngờ khi Valorant nhận được sự quan tâm lớn từ khi chưa ra mắt. Đó là bởi truyền thông, vốn luôn là thế mạnh của công ty game này.
Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để Valorant trở nên nổi tiếng trong thời gian ngắn như vậy? Câu trả lời là chiến dịch quảng bá rầm rộ hay nói trắng ra là tiền. Họ đã mời vô số những streamer nổi tiếng trải nghiệm tựa game và phát trực tiếp Twitch, từ những ông hoàng trong nền tảng này và cả ngành CS:GO như FatalSinh, S1mple…
Riot đã nhận thức được tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của streamer tới một game ở trong thời điểm hiện. Bài học mà ắt hẳn nhiều người cũng thấy được qua những ví dụ như là PUBG hay Apex Legends. Sự thành công của 2 tựa game kể trên trong thời điểm ra mắt có góp phần không nhỏ từ những streamer.
Chúng ta không biết được con số chính xác mà Riot game đã chi ra trong chiến dịch quảng bá lần này là bao nhiêu, nhưng có lẽ nó sẽ không phải là con số nhỏ đâu. Dẫu vậy thì vẫn còn quá sớm để có thể khẳng định được rằng những streamer này chơi Valorant hoàn toàn là vì những hợp đồng quảng cáo.
Cho tới thời điểm hiện tại thì ít nhiều trong số họ cũng có những người thật sự thích và chơi game bắn súng online mới này. Điển hình như KennyS anh cho rằng tựa game này khá thú vị tuy việc ngắm bắn bắn dễ khá, bên cạnh đó thì Valorant cũng có nhiều yếu tố thu hút khác nên việc ngắm bắn dễ cũng không phải là vấn đề quá lớn.
Valorant vs CS:Go vs Overwatch
Ở Valorant thì người ta thường hay so sánh nó với CS:GO hay là Overwatch, điều mà chắc chắn sau khi trải nghiệm qua thì bạn hoàn toàn có thể hiểu được điều này. Nó thừa hưởng được những khái niệm, những cách thiết kế màn chơi, cũng như là những tính chất tới từ CS:GO, một tựa game được cho là chuẩn mực của thể loại game FPS. Bên cạnh đó thì nó cũng có những thứ mới, tốc độ cao và hệ thống kỹ năng được học hỏi từ Overwatch.
Nhưng công bằng mà nói nhiều game thủ đã chơi cả 3 tựa game trên, đã đánh giá không thấy Valorant là một tựa game đạo nhái. Không phải là một tựa game bắn súng góc nhìn thứ nhất mà nó bị trở thành một phiên bản copy của sản phẩm tương tự trước đó.
Nếu không tin thì bạn có thể tự mình trải nghiệm, bạn sẽ có một suy nghĩ rất khác về tựa game này. Chúng ta cần phải làm rõ điều này vì có rất nhiều người cho rằng Valorant là một phiên bản copy từ những năm trước đó, kể cả khi họ chưa từng chơi game này.
Valorant – Gameplay
Game play của Valorant khá là thú vị và có một nhịp độ nhanh, tuy nhiên lại không quá dồn dập giống như là Overwatch. Điều này sẽ làm Valorant tiếp cận được với nhiều người hơn vì sẽ không khiến một vài người chơi bị đau đầu hay là chóng mặt.
Một điều mà chắc hẳn nhiều game thủ gặp phải khi trải nghiệm Overwatch lúc mới ra chia sẽ cũng rất thích trò chơi này và muốn thử chơi, nhưng cuối cùng đã từ bỏ sau một vài trận đấu vì không thể chịu nổi với tiết tấu dồn dập của Overwatch. Nói như vậy không có nghĩa là chê Overwatch, bởi vì tựa game này cũng đã khẳng định vị thế riêng của mình, tuy nhiên với tiết tấu dồn dập của Overwatch đôi khi lại là rào cản đối với những người mới tập chơi. Và ở Valorant thì mình không thấy bị điều đó.
Valorant – Đồ họa
Đồ họa của Valorant sẽ làm bạn liên tưởng ngay tới Paladins, bởi vì nhìn khá là xoàng cho một tựa game ra mắt vào năm 2020, nhưng đừng vì vậy mà vội chê Valorant. Khá nhiều người tin rằng đầy hoàn toàn là chủ ý của Riot Game, khi không làm mạnh ở phần hình ảnh.
Hãy nhìn lại với Dota 2 và Liên Minh Huyền Thoại, chúng ta đa số đều đồng tình rằng Dota 2 đẹp hơn, có chiều sâu về hình ảnh hơn. Nhưng chính vì đẹp hơn lại là rào cản với những game thủ không có điều kiện cho mình một dàn máy đủ tốt thời bấy giờ. Trong khi đó thì LOL lại trông rất củ chuối ở những mùa đầu tiên, nhưng càng ngày thì đồ họa càng được cải thiện trông thấy. Và nếu so sánh thì LOL nó đã thay đổi hình ảnh rất nhiều so với những ngày đầu.
Không giống như gameplay, đồ họa là thứ có thể trông thấy ngay trước mắt nên việc để tự mắt người chơi thấy được sự cải thiện về mặt đồ họa trong tương lai sẽ là một nước đi hay của Riot Game.
Valorant Hack
Dẫu vậy, khi bước chân vào mảng game FPS, trước mắt sẽ có một thứ cần phải để tâm tới đó là vấn nạn về hack. Sự thật là dù ở bất kỳ tựa game online nào thì hack cũng luôn là một điều đáng lo ngại. Tuy nhiên ở những trò chơi game bắn súng góc nhìn thứ 1 thì điều này lại càng tồi tệ và nghiêm trọng hơn.
Điển hình như là Apex Legends đã có một thời gian sống dở chết dở với hacker. Thậm chí là tới CS:GO một tựa game làm tương đối tốt cho mảng chống hack với Valve Anti Cheat cũng không tránh khỏi.
Để giải quyết bài toán này thì Riot đã cho ra đời hệ thống chống hack của riêng Valorant có tên là Vanguard. Không giống như những phần mềm chống gian lận thông thường, Vanguard sẽ khởi động trước khi bạn có thể làm bất cứ thứ gì ở trên máy tính của bạn. Vanguard sẽ luôn chạy ngầm ở trong máy của bạn và điều này sẽ giúp phát hiện được những hành động bất thường ở trên máy tính để ngăn cản những kẻ gian lận ngay từ khi chúng còn chưa bật game lên.
Tuy nhiên, sự kiểm soát này cũng đồng thời gây hoang mang dư luận khi mà có nhiều người cho rằng điều đó có thể làm ảnh hưởng tới an toàn bảo mật cá nhân. Đối với nhiều game thủ đánh giá thì quan điểm đó là không có cơ sở. Nếu thật sự Vanguard đáng sợ tới như vậy thì mình nghĩ là bạn không nên dùng Facebook nữa bởi vì Facebook còn thâm nhập bảo mật nhiều hơn cả Valorant.
Hơn nữa theo nhiều thông tin, để có thể chống hack một cách triệt để thì cần phải có những can thiệp tới mức độ như là Valorant. Ví dụ như FaceIt – một nền tảng chơi game competitive cũng làm điều tương tự và đã có thể chống hack rất tốt. Vậy nên sự can thiệp của Vanguard đến máy tính là một điều có thể chấp nhận được và cần thiết cho một môi trường chơi game trong sạch.
Bên cạnh đó, Riot Game cũng treo thưởng cho bất kỳ ai có thể hack được Valorant của họ. Qua đó thể hiện hai điều:
- Thứ nhất là sự tự tin của họ với phần mềm cho khách của mình.
- Thứ hai là sự nghiêm túc của họ trong việc phòng chống vấn nạn hack.
Trước đó thì Riot cũng đã từng thành công trong việc chống tool của League of Legends. Vậy nên, với Valorant, thì người chơi có lẽ nên mừng hơn là lo với hệ thống chống hack vô cùng tỉ mỉ của Riot games.
Valorant có giết chết CS:GO không?
Cuối cùng chúng ta sẽ đến với câu hỏi mà chắc hẳn là nhiều người sẽ tự hỏi trong thời gian gần đây. Đó là liệu Valorant có giết chết CS:GO không? Câu trả lời là không. Valorant sẽ không giết chết CS:GO, trái lại Valorant sẽ làm cho CS:GO phát triển hơn bao giờ hết.
Bằng chứng là ở thời điểm hiện tại thì CS:GO đang đạt số lượng người chơi nhiều nhất mà nó từng có. Và có góp phần không nhỏ bởi Valorant. Tại sao ư? Bởi vì trong bất kỳ một lĩnh vực gì thì chúng ta cũng cần có sự cạnh tranh. CS:GO đã làm ông vua FPS quá lâu “một mình một ngai vàng” vậy nên động lực phát triển ít nhiều đã giảm, Valorant là động lực để phát triển. Vậy nên những fan của CS:GO nên mừng với sự ra mắt của Valorant. Bởi nó sẽ khiến cho CS:GO phát triển hơn bao giờ hết. Kẻ duy nhất có thể hạ bệ CS:GO có lẽ chỉ có thể là chính CS:GO mà thôi.